Đừng để 'mất oan' tiền thai sản, lương hưu vì không biết điều này

Theo quy định tại Nghị định 158/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không chỉ gồm lương cơ bản, mà còn bao gồm các khoản phụ cấp, bổ sung chi trả thường xuyên theo hợp đồng.

Quy định mới nhằm đảm bảo việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội phản ánh đúng thu nhập của người lao động, đồng thời giúp bảo vệ đầy đủ quyền lợi về thai sản, hưu trí, ốm đau và các chế độ lâu dài.

Lương cơ bản ghi trong hợp đồng thấp, người lao động 'thiệt đủ đường'

Theo quy định cũ tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH chỉ gồm mức lương cơ bản và một số phụ cấp, còn phần lớn các khoản bổ sung khác như tiền thưởng, doanh số, tăng ca... sẽ không được tính vào lương đóng BHXH, khiến mức hưởng thai sản, hưu trí... bị giảm đáng kể.

Thực tế, rất nhiều chị em làm trong ngành bán lẻ, dịch vụ, làm đẹp, giáo dục… nhận lương cơ bản thấp, đa phần thu nhập đến từ phụ cấp cố định và hỗ trợ sinh hoạt. Trường hợp của chị Thương là nhân viên kinh doanh tại một cửa hàng mỹ phẩm ở Quảng Ninh.

Mỗi tháng chị nhận lương khoảng 10 triệu đồng, nhưng trong hợp đồng lao động chỉ ghi 5 triệu đồng lương cơ bản. Các khoản còn lại là phụ cấp trách nhiệm, xăng xe, thưởng doanh số... Theo quy định cũ, mức đóng BHXH chỉ tính trên tiền lương cơ bản là 5 triệu nên khi nghỉ thai sản, chị mất gần một nửa quyền lợi đáng lẽ được nhận.

Với Nghị định 158/2025/NĐ-CP, nếu các khoản phụ cấp và bổ sung được chi đều đặn, ghi rõ trong hợp đồng, thì chị Thương sẽ được tính đóng BHXH theo thu nhập sát thực hơn, tức là quyền lợi cao hơn khi hưởng chế độ thai sản hoặc hưu trí.

Xem chi tiết tại: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tu-1-7-tien-luong-dong-bhxh-tinh-theo-thu-nhap-thuc-te-dung-de-mat-oan-tien-thai-san-luong-huu-vi-khong-biet-dieu-nay-a548345.html

Like
Love
Haha
3
Upgrade to Pro
Choose the Plan That's Right for You
Read More