Ngành học điểm chuẩn chỉ từ 22 điểm, ra trường là có việc mức lương có thể vượt 100 triệu đồng/tháng

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, ngành Kỹ thuật Cơ điện tử (Mechatronics Engineering) trở thành lĩnh vực đào tạo liên ngành hiện đại, kết hợp cơ khí, điện - điện tử, điều khiển tự động và công nghệ thông tin.

Ngành hướng đến phát triển các hệ thống, sản phẩm thông minh và tự động hóa như robot công nghiệp, thiết bị y tế hiện đại hay đồ gia dụng tích hợp AI. Giữa làn sóng AI, IoT, Big Data và tự động hóa, Kỹ thuật Cơ điện tử được xem là “chìa khóa” để xây dựng nhà máy thông minh, tối ưu sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp quốc gia.

Ngành cơ điện tử và Kỹ thuật điện - điện tử

Dễ bị nhầm lẫn với ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, nhưng Kỹ thuật Cơ điện tử có bản chất và hướng đào tạo khác biệt. Trong khi ngành điện - điện tử tập trung sâu vào các vấn đề như phát điện, truyền tải, tiêu thụ và các thiết bị điện, thì Cơ điện tử là sự “lai ghép” linh hoạt giữa nhiều ngành: cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa và công nghệ thông tin.

Ngành học, chọn ngành học, điểm chuẩn 22

Học ngành cơ điện tử tương lai sẽ có nhiều cơ hội việc làm (Ảnh minh họa).

Điểm mạnh của Kỹ thuật Cơ điện tử là đào tạo các kỹ sư có tư duy tổng hợp, đủ khả năng vận hành dây chuyền sản xuất tự động, quản lý nhà máy, xử lý các hệ thống tích hợp phức tạp. Trong khi đó, ngành điện - điện tử hướng tới đào tạo chuyên sâu về thiết kế, thi công và quản lý hệ thống điện.

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân – Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM chia sẻ: “Hiện nay, sự giao thoa giữa hai ngành khá lớn nên cơ hội việc làm đôi khi trùng nhau. Tuy nhiên, nếu học sinh yêu thích cơ khí và lập trình ứng dụng, nên chọn Kỹ thuật Cơ điện tử; còn nếu muốn làm việc chuyên sâu về điện thì nên học Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử”.

Mức lương hấp dẫn

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ điện tử được thiết kế tích hợp, trang bị kiến thức toàn diện từ thiết kế cơ khí chính xác, điện - điện tử đến lập trình hệ thống điều khiển tự động. Sinh viên sẽ học cách đọc bản vẽ, sử dụng phần mềm mô phỏng thiết kế máy móc, hiểu sâu về vi xử lý, cảm biến, hệ điều khiển và công nghệ lập trình điều khiển.

Với nền tảng kiến thức đa lĩnh vực, kỹ sư Cơ điện tử có thể làm việc trong các nhà máy sản xuất, tập đoàn công nghệ, khu công nghệ cao, lĩnh vực robot, ô tô, điện tử, năng lượng, y sinh kỹ thuật...

Các vị trí công việc bao gồm: kỹ sư thiết kế máy, kỹ sư vận hành – bảo trì dây chuyền sản xuất, lập trình viên hệ thống điều khiển, kỹ sư robot công nghiệp, chuyên gia IoT, kỹ sư năng lượng tái tạo, chuyên viên công nghệ thành phố thông minh...

Bên cạnh đó, người học còn có thể tiếp tục theo đuổi con đường học thuật để trở thành giảng viên, nghiên cứu viên, hoặc du học bậc sau đại học tại các trường đại học quốc tế.

Ngành học, chọn ngành học, điểm chuẩn 22

(Ảnh minh họa)

Trong xu hướng mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp FDI và tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, ngành Cơ điện tử đang trở thành “điểm nóng” trên thị trường lao động kỹ thuật công nghệ cao.

Mức lương của kỹ sư Cơ điện tử hiện được đánh giá là vượt trội so với nhiều ngành kỹ thuật khác, dao động từ 15 - 45 triệu đồng/tháng.

Với các vị trí có khả năng quản lý dự án, hiểu biết sâu về công nghệ và làm việc tại nước ngoài, thu nhập có thể đạt 50 - 100 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, kỹ sư còn có thể nhận thêm các dự án tư vấn kỹ thuật, đào tạo kỹ năng hoặc làm việc tự do để tăng thêm thu nhập.

Trường đào tạo uy tín

Hiện nay, nhiều trường đại học lớn đang đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ điện tử, tiêu biểu gồm: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Mỏ - Địa chất...

Điểm chuẩn năm 2024 dao động từ 22 – 28 điểm, tùy theo trường và tổ hợp xét tuyển, phổ biến là các khối A00 và A01.

Like
Love
Haha
3
Upgrade to Pro
διάλεξε το πλάνο που σου ταιριάζει
Διαβάζω περισσότερα