Sau sáp nhập, siêu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội và kết nối liên vùng. Do đó, công tác chuẩn bị, đặc biệt là giải phóng mặt bằng, cần được tiến hành một cách khẩn trương, bài bản và đúng quy định.

Dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để sớm được triển khai

Theo như quyết định phê duyệt, Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.

Trong số các tỉnh thành của Việt Nam (trước khi sáp nhập), tỉnh Bình Định (nay là tỉnh Gia Lai) dự kiến sẽ bố trí 2 nhà ga tại Bồng Sơn và Diêu Trì.

 đường sắt tốc độ cao, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, dự án

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang được đẩy mạnh để sớm triển khai (Ảnh minh họa Al).

Đây được xem là một trong những lợi thế hiếm có của địa phương, giúp mở ra cơ hội thúc đẩy phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, logistics, đô thị cũng như du lịch khi dự án đi vào hoạt động.

Mặc dù vậy, sau khi tiến hành rà soát, tỉnh này phát hiện vị trí quy hoạch ga Diêu Trì có nguy cơ chồng lấn với tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam hiện hữu đi qua địa bàn xã Phước An.

Trong khi đó, đoạn tuyến từ xã Hoài Sơn đến phường Hoài Hỏa cũng xác định sẽ tác động đến các khu dân cư hiện hữu, khu tái định cư đã đưa vào sử dụng cũng như một số di tích lịch sử như Ngã Ba Đình...

Ngoài ra, việc triển khai dự án sau khi tỉnh Bình Định và Gia Lai sáp nhập đã đặt ra không ít thách thức, trong đó liên quan đến yếu tố quy hoạch.

Khi địa giới hành chính thay đổi, toàn bộ hệ thống quy hoạch phát triển không gian vùng, đô thị, công nghiệp và giao thông của khu vực này buộc phải điều chỉnh và làm mới, tránh lỗi thời. Nếu quy hoạch không được điều chỉnh, dự án có thể ảnh hướng đến tiến độ, quy mô cũng như chi phí thực hiện.

Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng cũng được xem là một trong những thách thức lớn của dự án.

Trước thời điểm sáp nhập, tỉnh Bình Định cũ đã nhìn ra được những bất cập này và kịp thời kiến nghị Bộ Xây dựng tiến hành tháo gỡ tình trạng chồng lấn giữa vị trí nhà ga và đường bộ cao tốc Bắc - Nam; đồng thời đánh giá cụ thể mức độ ảnh hưởng của dự án đến các di tích lịch sử. Địa phương trước khi sáp nhập với tỉnh Gia Lai cũng đã kiến nghị Chính phủ cho áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù như đã áp dụng với Dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông nhằm đảm bảo tiến độ triển khai dự án.

Khẩn trương cắm mốc chỉ giới cho siêu dự án 67 tỷ USD

Trong diễn biến mới nhất liên quan đến siêu dự án này, báo Chính Phủ cho biết mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời kiến nghị cử tri TP. Hà Nội về công tác giải phóng mặt bằng nhằm phục vụ cho Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Trước đó, các cử tri TP. Hà Nội đã kiến nghị các Bộ, ngành chức năng liên quan lập hồ sơ cắm mốc chỉ giới tuyến đường sắt và sớm thực hiện dự án, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

 đường sắt tốc độ cao, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, dự án

Ảnh minh họa

Trước kiến nghị này, Bộ Xây dựng cho biết, Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được lập trên cơ sở các quy hoạch của tỉnh/TP có dự án đi qua; cùng quy hoạch mạng lưới đường sắt sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch khác có liên quan.

Dự án này đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 172/2024.

Trên tinh thần của Nghị quyết số 172, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 106/NQ-CP ngày 23/4/2025, trong đó giao kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể đến từng Bộ, ngành, địa phương nhằm đáp ứng tiến độ khởi công dự án này vào cuối năm 2026.

Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt do Thủ tướng làm Trưởng ban để đôn đốc, chỉ đạo triển khai Dự án.

Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng của dự án, TP. Hà Nội và các địa phương có dự án đi qua sẽ thực hiện, đảm bảo hoàn thành vào tháng 12/2026 để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng.

Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã yêu cầu các địa phương có tuyến đường sắt tốc độ cao đi qua cần khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy trực tiếp chỉ đạo, hoàn thành trước ngày 5/7/2025.

Theo đó, các địa phương cần tập trung chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng của dự án nhằm đảm bảo đúng tiến độ, không ủy thác toàn bộ trách nhiệm cho xã/phường.

Like
Love
Haha
3
Upgrade to Pro
Choose the Plan That's Right for You
Read More