Ngôi chùa có tượng Phật Ngọc nguyên khối lớn nhất Việt Nam do tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng cung tiến, vừa được UNESCO công nhận Di sản thế giới

Ngày 12/7/2025, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc, nằm trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và TP Hải Phòng, chính thức được ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam được UNESCO công nhận, đồng thời là Di sản thế giới liên tỉnh thứ hai của cả nước, sau Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc Quảng Ninh và Hải Phòng).

Quần thể này bao gồm hệ thống di tích trải rộng trên các khu vực đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, gồm Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Bổ Đà, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương. Bên cạnh đó, còn có những di tích quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng như Chùa Thanh Mai, cùng nhiều di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể và các lễ hội truyền thống đặc sắc của vùng đất này.

tượng Phật Ngọc nguyên khối lớn nhất Việt Nam, Phạm Nhật Vượng, UNESCO công nhận Di sản thế giới

Toàn cảnh chùa Quỳnh Lâm khi nhìn từ trên cao.

Chùa Quỳnh Lâm thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, tọa lạc tại phường Bình Khê, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc, được khởi dựng dưới thời vua Lý Thần Tông (1127–1138) bởi Quốc sư Nguyễn Minh Không. Ngay sau khi khai sơn ngôi chùa, ông đã cho đúc pho tượng Phật Di Lặc bằng đồng cao tới 6 trượng (khoảng 20 mét), đặt trong một điện lớn cao 7 trượng (xấp xỉ 23,5 mét), biểu trưng cho tầm vóc tôn giáo và nghệ thuật đương thời.

Bước sang thời Trần, Thiền sư Pháp Loa,vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm tiếp tục phát triển nơi đây thành trung tâm đào tạo tăng tài lớn của Phật giáo, đồng thời là nơi tổ chức nhiều đại lễ trọng đại. Cũng tại chùa Quỳnh Lâm, Thiền sư Pháp Loa cho xây dựng một ngôi tháp để an trí xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông công trình được lưu truyền như dấu ấn đặc biệt của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ngoài ra, Tuệ Đăng tháp, tháp mộ của Thiền sư Chân Nguyên, người có công phục hưng dòng thiền Trúc Lâm vào thời Lê hiện vẫn là ngôi tháp lớn nhất còn lại tại vườn tháp chùa.

tượng Phật Ngọc nguyên khối lớn nhất Việt Nam, Phạm Nhật Vượng, UNESCO công nhận Di sản thế giới

Chùa Quỳnh Lâm thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, tọa lạc tại phường Bình Khê, tỉnh Quảng Ninh.

Trong thời kỳ Lê Trung Hưng, các chúa Trịnh đã cấp kinh phí và huy động nhân dân ba huyện/TP: Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) cũ, Chí Linh (tỉnh Hải Dương) cũ, Thủy Đường (TP. Hải Phòng) cũ cùng góp sức xây dựng lại chùa trong suốt khoảng một thập kỷ. Đến năm 1820, triều đình nhà Nguyễn tiếp tục trùng tu, tôn tạo ngôi chùa. Trải qua những biến động lịch sử, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa từng trở thành phế tích vào giữa thế kỷ XX. Tuy nhiên, công cuộc phục dựng đã được triển khai và đến nay, chùa Quỳnh Lâm đã được khôi phục, trở thành một trong những ngôi chùa gỗ lớn hàng đầu miền Bắc, với khoảng 1.500m³ gỗ lim được sử dụng trong xây dựng.

Hiện nay, quần thể kiến trúc của chùa bao gồm ba tòa điện lớn với tổng diện tích trên 1.000m², được dựng lại trên nền móng cũ bằng vật liệu truyền thống, hài hòa giữa yếu tố cổ kính và tinh thần tiếp nối. Nổi bật trong kiến trúc là các cột gỗ lớn, đặc biệt là hai cột gỗ ngọc am đường kính hơn 1 mét, tỏa mùi hương dịu nhẹ đặc trưng.

tượng Phật Ngọc nguyên khối lớn nhất Việt Nam, Phạm Nhật Vượng, UNESCO công nhận Di sản thế giới

Chùa ngày nay được dựng lại trên nền móng cũ bằng vật liệu truyền thống, hài hòa giữa yếu tố cổ kính và tinh thần tiếp nối.

Ngôi điện ngoài cùng có tên gọi Thích Ca Phật điện nổi bật với hệ thống cột gỗ đồ sộ. Tòa giữa là Di Lặc Phật điện, thờ Tam thế Phật, còn tòa phía trong cùng là Lưu Ly Phật điện là nơi đặt bức tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni cao 2,2 mét, nặng khoảng 3,5 tấn lớn nhất Việt Nam do Tập đoàn Vingroup cung tiến, trị giá khoảng 20 tỷ đồng (theo Báo Quảng Ninh). Pho tượng được làm từ ngọc thạch Canada và do các nghệ nhân Thái Lan chế tác.

Không chỉ nổi bật bởi quy mô và lịch sử, chùa Quỳnh Lâm còn mang đậm dấu ấn văn hóa thi ca. Nơi đây từng là điểm đến của các vua Trần, vương hầu, văn nhân thi sĩ. Văn Huệ Vương Trần Quang Triều, cháu nội Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời là anh vợ vua Trần Anh Tông cùng các danh sĩ như Nguyễn Xưởng, Nguyễn Ức đã lập nên “Bích Động thi xã” tại Quỳnh Lâm, biến ngôi chùa thành nơi đề thơ ngâm vịnh, giao lưu thi phú.

tượng Phật Ngọc nguyên khối lớn nhất Việt Nam, Phạm Nhật Vượng, UNESCO công nhận Di sản thế giới

tượng Phật Ngọc nguyên khối lớn nhất Việt Nam, Phạm Nhật Vượng, UNESCO công nhận Di sản thế giới

Tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni cao 2,2 mét, nặng khoảng 3,5 tấn lớn nhất Việt Nam do Tập đoàn Vingroup cung tiến tại chùa Quỳnh Lâm.

Trong khuôn viên chùa ngày nay vẫn còn nhiều di vật quý giá từ thời Lý, Trần, Lê như chân tảng, bậc thềm đá, các cối đá từng thuộc tòa Cửu phẩm liên hoa xưa, đặc biệt là bệ chân tảng hình hoa sen thời Lê Trung Hưng. Một trong những điểm đặc sắc khác là gác chuông chùa, nay được phục dựng trên nền cũ với kết cấu khung gỗ lim. Tại đây treo một quả chuông đồng lớn có niên đại 200 năm, được đúc từ thời Nguyễn khi chùa được đại trùng tu.

Trải qua nhiều thế kỷ, Quỳnh Lâm tự vẫn luôn là danh thắng tiêu biểu của xứ Đông, mang trong mình cả chiều sâu lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và giá trị văn hóa tinh thần, là điểm đến đặc biệt cho du khách mỗi khi tìm về.

Like
Love
Haha
3
Upgrade to Pro
Choose the Plan That's Right for You
Read More