Đâu sẽ là 'thỏi nam châm' của bất động sản miền Bắc sau sáp nhập?

Theo nhận định của VARS IRE, TP. Hải Phòng đang được xem là điểm sáng mới trên bản đồ bất động sản miền Bắc, đặc biệt sau khi sáp nhập với tỉnh Hải Dương. Việc sáp nhập này không chỉ mở ra không gian phát triển mới mà còn góp phần tạo nên một vùng siêu đô thị - công nghiệp - cảng biển với quy mô GRDP thuộc TOP 3 cả nước.

Với hệ thống 36 khu công nghiệp được quy hoạch đến năm 2030, Hải Phòng đang trở thành lực đẩy mạnh mẽ cho các lĩnh vực công nghiệp, logistic và bất động sản nhà ở, thương mại. Đáng chú ý, thành phố cảng lớn nhất miền Bắc hiện nay là địa phương duy nhất sở hữu đủ 5 loại hình kết nối giao thông chiến lược: cảng biển nước sâu, sân bay quốc tế, đường sắt xuyên biên giới, cao tốc và đường thủy nội địa. Theo báo Thanh Niên, hệ thống giao thông này giúp giảm 20-30% chi phí logistic so với Hà Nội, tạo lợi thế vượt trội trong việc thu hút đầu tư vào bất động sản công nghiệp, kho vận và nhà ở chuyên gia.

bất động sản miền Bắc, sáp nhập, Hải Phòng

Thị trường bất động sản Hải Phòng hiện đang có nhiều dư địa để phát triển.

Ngoài yếu tố hạ tầng, Hải Phòng còn chứng kiến làn sóng dịch chuyển của dân số trẻ, lao động nhập cư, cùng các chuyên gia và kỹ sư đến làm việc dài hạn tại các khu công nghiệp lớn. Đây được xem là "lực cầu" vững chắc, thúc đẩy các phân khúc bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực và cho thuê, đặc biệt tại các khu vực trung tâm mới như An Dương, Thủy Nguyên, Dương Kinh.

Thành phố cảng này còn gây ấn tượng trên thị trường bất động sản nhờ mặt bằng giá với nhiều dư địa tăng trưởng. Ghi nhận của VARS IRE cho thấy mức giá căn hộ hiện nay dao động từ 30-55 triệu đồng/m2, chỉ bằng khoảng 50% giá nhà tại Hà Nội. Giá đất nền tại các khu vực vệ tinh như An Dương, Kiến Thụy, Thủy Nguyên cũng chỉ từ 12-18 triệu đồng/m2. Đây là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư có tầm nhìn trung và dài hạn, trong bối cảnh nhu cầu ở thực tăng và dòng vốn đầu tư có xu hướng chuyển dịch về các địa phương giàu tiềm năng.

Hải Phòng hiện đang thu hút sự góp mặt của nhiều "ông lớn" bất động sản như Hoàng Huy, Vinhomes, Him Lam. Sự xuất hiện của các đại đô thị được quy hoạch bài bản như Vinhomes Royal Island (Thủy Nguyên), Vinhomes Golden City (Dương Kinh), Hoàng Huy Green River và các tổ hợp thương mại - dịch vụ - đô thị tích hợp khác không chỉ tạo diện mạo mới cho thành phố mà còn đóng vai trò là lực đẩy giúp khách hàng và nhà đầu tư tiếp cận gần hơn với thị trường Hải Phòng.

bất động sản miền Bắc, sáp nhập, Hải Phòng

Nhìn chung, thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào chu kỳ mới với sự tăng trưởng ấn tượng về nguồn cung và giao dịch trong nửa đầu năm. Nhu cầu ở thực tiếp tục được duy trì ổn định, nhà đầu tư cũng trở lại thị trường nhộn nhịp hơn. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đánh giá thị trường BĐS Việt Nam, bà Phạm Thị Miền, đã mô tả bức tranh thị trường với 10 điểm nổi bật, bao gồm: sáp nhập tỉnh/thành tạo quỹ đạo ổn định, nỗ lực tìm điểm cân bằng giá, bảng giá đất và những tranh luận chưa hồi kết, dòng tiền dịch chuyển Bắc - Nam, tín dụng BĐS còn vướng mắc với nhu cầu thực, công nghệ làm mới thị trường, sự linh hoạt nhưng còn nhiều vướng mắc, quyết tâm định hình lại thị trường từ hệ thống chính trị, thuế đối ứng và dự báo tác động, cùng tín hiệu tăng trưởng toàn diện trên tất cả các phân khúc.

Về mặt bằng giá bất động sản trong thời gian tới, các chuyên gia nhận định giá sẽ tiếp tục giữ ở mức cao trong ngắn hạn do kỳ vọng sinh lời của nhà đầu tư vẫn còn cao và áp lực tài chính từ chi phí vốn vay khiến các chủ đầu tư chưa có động lực giảm giá bán. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang có xu hướng chọn lọc hơn, quan tâm đến giá trị khai thác thực thay vì chỉ kỳ vọng vào việc tăng giá. Dòng tiền cũng có xu hướng chuyển dịch đến các thị trường có mức giá phù hợp hơn trên cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, trong đó, TP. Hải Phòng nổi bật tại khu vực miền Bắc.

Like
Love
Haha
3
Mise à niveau vers Pro
Choisissez le forfait qui vous convient
Lire la suite