Chủ tịch UBND xã được xử phạt hành chính tối đa bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất?

Chủ tịch UBND xã được phạt đến 50% mức tối đa theo quy định

Chủ tịch UBND cấp xã nay có thẩm quyền xử phạt tiền đến 50% mức tối đa trong lĩnh vực tương ứng, đi kèm nhiều biện pháp mạnh hơn trong xử lý vi phạm.

Chủ tịch UBND xã, xử phạt hành chính

Chủ tịch UBND xã được phạt đến 50% mức tối đa theo quy định. (Ảnh minh họa)

Theo Điều 5 Nghị định số 189/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025), Chủ tịch UBND cấp xã (bao gồm xã, phường, thị trấn, đặc khu) được giao nhiều thẩm quyền mới trong xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:

- Phạt cảnh cáo;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, nếu mức phạt tối đa đối với cá nhân trong một lĩnh vực là 50 triệu đồng thì Chủ tịch UBND cấp xã có quyền xử phạt đến 25 triệu đồng.

Đối với Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thẩm quyền xử phạt vẫn là phạt tiền đến mức tối đa, đồng thời được áp dụng đầy đủ các biện pháp xử lý như: thu hồi giấy phép, tịch thu tang vật, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả,...

Chủ tịch UBND chỉ được xử phạt trong lĩnh vực được giao

Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định cụ thể mức phạt tiền tối đa đối với từng lĩnh vực. Đây là căn cứ để xác định thẩm quyền xử phạt hành chính của Chủ tịch UBND các cấp.

Một số ví dụ theo Điều 24 Luật XLVPHC:

- Phạt đến 30 triệu đồng trong các lĩnh vực: hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, tôn giáo, vệ sinh môi trường, hành chính tư pháp...

- Phạt đến 50 triệu đồng đối với: giáo dục, y tế dự phòng, phòng cháy chữa cháy, thú y, hóa đơn, điện lực...

- Phạt đến 100 triệu đồng cho các hành vi vi phạm trong lĩnh vực: khám chữa bệnh, quảng cáo, giao thông hàng hải, công nghệ thông tin, thương mại...

- Phạt đến 500 triệu đồng trong các lĩnh vực: đất đai, xây dựng, quản lý rừng, khai thác khoáng sản...

- Phạt đến 1 tỷ đồng đối với vi phạm đặc biệt nghiêm trọng như: quản lý biển đảo, ngân hàng, thăm dò khai thác dầu khí, bảo vệ môi trường...

Đáng chú ý, theo Luật số 88/2025/QH15 sửa đổi Điều 24 Luật XLVPHC, thẩm quyền xử phạt được mở rộng đối với nhiều lĩnh vực mới như: an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân, công nghiệp công nghệ số, kiểm toán độc lập...

Lưu ý: Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức được quy định bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân, theo khoản 1 Điều 24 Luật XLVPHC.

Chủ tịch UBND xã, xử phạt hành chính

(Ảnh minh họa).

Chủ tịch UBND xã có quyền yêu cầu tháo dỡ, khôi phục hiện trạng vi phạm

Theo điểm đ khoản 1 Điều 5 Nghị định 189/2025/NĐ-CP, Chủ tịch UBND cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn, đặc khu) có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

- Buộc tháo dỡ công trình vi phạm, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây sai phép;

- Buộc thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;

- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe, môi trường hoặc văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp hoặc số tiền tương đương giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái pháp luật;

- Các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định của Chính phủ.

Những biện pháp này nhằm nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật, đảm bảo răn đe, giáo dục và khắc phục hậu quả thực tế, thay vì chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính.

Like
Love
Haha
3
Upgrade auf Pro
Wähle den für dich passenden Plan aus
Mehr lesen