CÂU CHUYỆN CỦA MYANMAR VÀ BÀI HỌC VỀ CHÁNH TÍN

Một thắc mắc với phần lớn những người Phật tử hiện nay đó là, tại sao Myanmar là đất nước Phật Giáo mà lại chịu nhiều hoạn nạn như vậy, từ chiến tranh, nghèo đói cho đến động đất. Có rất nhiều thông tin trên mạng xã hội với những ý kiến cho rằng do hầu hết chư tăng bên Myanmar tu tập bậy bạ, do không cho Thích Minh Tuệ đi qua lưu trú,… nên bị trả quả báo…
Đầu tiên, chúng ta cần khẳng định lại rằng, đất nước Myanmar (Miến) cho đến hiện nay vẫn là trụ cột lớn nhất của Phật Giáo Nguyên Thủy truyền thống. Đây là nơi diễn ra 2 kỳ kết tập Tam Tạng thánh điển gần nhất trong kỷ nguyên cận đại, đây là nơi có nhiều nhất các vị thiền sư thông thạo pháp hành, các vị Tam Tạng làu thông kinh điển. Một đất nước có truyền thống thuần thành gìn giữ, bảo tồn giáo pháp nguyên thủy. Người viết cũng thường nói đùa với các bạn đồng tu rằng, người xuất gia bên mình mà qua đó chắc còn chẳng so được với cư sĩ bên Miến. Việc được qua Miến hành thiền hay học tập dường như là mơ ước của nhiều hành giả muốn tìm hiểu về Phật Giáo chính thống.
Vậy tại sao đất nước thuần thành, tịnh tín như vậy lại trải qua vô số kiếp nạn trong những năm gần đây? Đó không phải do chư tăng bên Miến tu tập bậy bạ, dĩ nhiên thì ở đâu cũng có người này người kia, nên nếu có thì cũng chỉ ở mức độ nhất định, chứ không thể nói là phần nhiều. Mà câu trả lời chỉ có thể đến từ một thứ, đó là nghiệp.
Điều tương tự có thể rút ra từ những bài học lịch sử, điển hình đó chính là câu chuyện về dòng tộc Sakya. Tộc Sakya sau khi được Đức Phật cảm hóa, đã có rất nhiều hoàng tử, công nương đi xuất gia, những người còn lại dù tại gia cũng là những đệ tử thuần thành, chăm chỉ nghe pháp, giữ giới,… Nhưng đến cuối cùng, dòng tộc ấy vẫn bị tàn s@t một cách tàn bạo, đó là kết quả của cộng nghiệp từ nhiều đời nhiều kiếp khi trong những kiếp trước đó, cả dòng tộc ấy sinh sống cùng với nhau và hành nghề đánh bắt cá. Vậy nên, dù kiếp này có tu tập tốt, nhưng nếu cộng nghiệp từ quá khứ của cả một dòng họ, dòng tộc đến lúc trổ quả thì họ vẫn phải chịu chung số phận như vậy.
Hay như hoàng hậu Sāmāvatī là một đệ tử vô cùng xuất sắc của Đức Phật, bà cùng với 500 thị nữ của mình thường xuyên cúng dường, nghe pháp và hành thiền, rất nhiều trong số ấy còn chứng đắc được những thánh quả. Nhưng cả hoàng hậu cùng 500 vị thị nữ đều bị thứ phi Māgaṇḍiyā th!êu sống. Đó là kết quả của cộng nghiệp quá khứ khi nhóm người này từng cố gắng hỏa th!êu một vị Độc Giác Phật.
Ngay cả bậc thánh vĩ đại nhất như Đức Phật dù đã giác ngộ, nhưng cũng phải trả những nghiệp ác trong quá khứ, ngài bị người ta vu oan, chửi bới, ám hại, đau ốm, bệnh tật, ngài phải ăn thức ăn của ngựa trong suốt 3 tháng,… hay đại đệ tử của Đức Phật là ngài Moggalana (Mục Kiền Liên) cũng phải trả quả cho nghiệp hại cha mẹ từ nhiều kiếp trước, bị đánh đập cho tới chết.
Còn rất nhiều ví dụ khác có thể nêu ra để thấy sức mạnh của nghiệp lực, cho dù là Đức Phật cũng còn phải trả quả, chịu bệnh tật dày vò, điều ấy chỉ chấm dứt cho đến khi ngài thực sự tịch diệt và không còn tái sinh lại nữa.
Nhưng dù nghiệp gì đến đi chăng nữa, Đức Phật cùng với những đệ tử của ngài, những người con chân chánh của Phật luôn cố gắng đón nhận chúng với trí tuệ và cái tâm buông xả, không lo lắng, sợ hãi.
Người dân dòng tộc Sakya dù biết mình sẽ bị tàn s@t, vẫn quyết tâm giữ giới, không làm tổn hại đến đội quân Kosala. Hoàng hậu Sāmāvatī trong ngọn lửa thiêu đốt vẫn hướng dẫn các thị nữ của mình hành thiền và chứng đắc các thánh quả cao thượng.
Người con Phật không sợ hãi khi nghiệp quả đến, chúng ta chỉ nên sợ hãi khi mình không có chánh niệm tỉnh giác và trí tuệ.
Vì vậy, một người Phật tử chân chính luôn cần trau dồi pháp học, pháp hành. Một Phật tử khi có học, có hành, có trí tuệ sáng suốt sẽ làm phát sinh niềm tin chân chánh, niềm tin vững chắc vào Phật và giáo pháp của ngài. Còn nếu Phật tử không học, không hiểu giáo pháp, niềm tin của họ sẽ yếu ớt, dễ bị lung lay bởi những thông tin sai lệch, tà kiến.
Mong cho Chánh Pháp được vững mạnh trên thế gian này thêm nhiều thời kỳ nữa để đem lại lợi lạc cho số đông.
Vô Minh đến Minh
Đã có những bài chứng minh Theravada khác với Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn cần nhìn lại tăng đoàn đó tu tập như thế nào với con đường của họ. Khác nhưng vẫn Gần.
Còn như nhiều người nói, ông Thích Minh Tuệ được cả thế giới biết tới và kính nể. Tại sao đi sang các nước khác, trong đó có Myanmar lại bị chính quyền làm khó?