Mô hình kinh tế lần đầu tiên có ở Việt Nam, được loạt báo ngoại và chuyên gia khen 'táo bạo và hấp dẫn'

Đà Nẵng được phê duyệt thành lập khu thương mại tự do (FTZ) đầu tiên không chỉ là một dấu mốc quan trọng về thể chế, mà còn thể hiện tầm nhìn chiến lược nhằm đưa thành phố trở thành trung tâm liên kết chuỗi cung ứng của khu vực. Động thái này đã thu hút sự chú ý và phân tích từ nhiều hãng truyền thông quốc tế.

Theo tờ The Nation (Thái Lan), quyết định thành lập FTZ tại Đà Nẵng được đánh giá là "nước đi chiến lược để thu hút đầu tư toàn cầu", thông qua chính sách ưu đãi thuế cùng lợi thế cảng biển nước sâu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tờ báo cũng nhận định Đà Nẵng đang tận dụng tốt nền tảng hạ tầng hiện đại và vị trí địa lý thuận lợi để xác lập vai trò mới trong bức tranh kinh tế khu vực.

The Star (Malaysia) thì đánh giá FTZ này có tiềm năng trở thành “một trung tâm kinh tế, logistics và công nghệ lớn của khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Báo này dẫn nguồn từ Tân Hoa Xã (Trung Quốc) cho biết Đà Nẵng hiện đã có công viên công nghệ cao, sân bay quốc tế, cảng nước sâu và hệ thống logistics phát triển những yếu tố then chốt giúp FTZ phát huy tối đa lợi thế.

Trong khi đó, The Gulf Observer nhận định FTZ tại Đà Nẵng sẽ “thúc đẩy tăng trưởng khu vực và hội nhập toàn cầu”, thể hiện rõ kỳ vọng của Việt Nam trong việc vươn lên như một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

FTZ tại Đà Nẵng, mô hình FTZ, kiến thức

Mô hình kinh tế lần đầu tiên có ở Việt Nam được loạt báo ngoại khen ngợi (Ảnh minh họa).

Đáng chú ý, chuyên gia quốc tế Rich McClellan trên LinkedIn cho rằng đây là một quyết định “táo bạo và hấp dẫn” nhằm tạo dựng “một môi trường chiến lược cao cho các lĩnh vực tiên tiến như AI, bán dẫn, R&D, hạ tầng số, logistics thông minh”. Ông cũng tiết lộ rằng khu FTZ này dự kiến có thể có các ưu đãi như miễn giấy phép đầu tư, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và ưu đãi thuế kéo dài 10–30 năm.

Theo VietnamPlus , FTZ Đà Nẵng rộng gần 1.900 ha, gồm các khu chức năng: sản xuất, logistics, thương mại – dịch vụ, công nghệ số, ICT và đổi mới sáng tạo. Dự án được kỳ vọng sẽ giúp Đà Nẵng trở thành “trung tâm tăng trưởng chiến lược” của khu vực miền Trung và cả nước.

FTZ sẽ kết nối trực tiếp với cảng Liên Chiểu - cảng nước sâu đang được đầu tư đồng bộ, cùng với sân bay quốc tế và hành lang kinh tế Đông - Tây. Đây là nền tảng giúp Đà Nẵng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế trong tương lai.

FTZ Đà Nẵng sẽ hoạt động theo mô hình “tự do hóa có kiểm soát”, cho phép luân chuyển tự do hàng hóa, vốn, dữ liệu và nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, khu này sẽ áp dụng các cơ chế thử nghiệm (sandbox) cho công nghệ mới, ưu đãi thuế sâu, và quy trình quản lý tập trung, chuyên nghiệp.

Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng – ông Lê Trung Chinh – gọi đây là “một mô hình thể chế đột phá” và khẳng định địa phương đã ký kết nhiều biên bản ghi nhớ với các nhà đầu tư trong và ngoài nước như Terne Holdings, BRG, Imex Pan Pacific... nhằm hiện thực hóa tầm nhìn phát triển FTZ.

Theo định hướng phát triển đến năm 2045, FTZ Đà Nẵng không chỉ là bước khởi đầu thể chế mới, mà còn là bàn đạp để nâng cấp vị thế kinh tế quốc gia, thí điểm các chính sách cải cách sâu rộng và thu hút nguồn lực quốc tế cả về tài chính lẫn chất xám.

Like
Love
Haha
3
Upgrade to Pro
Alege planul care ți se potrivește
Citeste mai mult