Cảnh giác! Ba kiểu lời khen 'độc hại' đang âm thầm làm tổn thương con bạn

"Con chỉ được 8,5 điểm toán thôi mẹ ơi…", con gái tôi cúi gằm mặt, tay xoắn vạt áo. Tôi buột miệng: "Không sao cả! Con là giỏi nhất mà!". Nhưng con bé bất ngờ ngẩng lên, nước mắt lăn dài trên má: "Nhưng con thấy mình ngốc quá, đề dễ vậy mà vẫn làm sai…".

Khoảnh khắc ấy khiến tôi sững người. Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn nói với con những câu như "Con thật thông minh", "Con quá giỏi”, vậy mà sao con ngày càng thiếu tự tin? Mãi đến khi đọc được nghiên cứu của giáo sư tâm lý học Carol Dweck về tư duy phát triển, tôi mới nhận ra: Khen con thông minh có thể vô tình "phá hỏng" lòng tự trọng và ý chí vươn lên của trẻ. Gần 90% phụ huynh đang "tổn thương" con bằng cách khen sai lầm mà không hề hay biết.

kiểu lời khen độc hại

Cảnh báo 3 kiểu khen nguy hiểm mà phụ huynh nên tránh (Ảnh minh họa)

Khen "Con thật giỏi" tưởng là nâng đỡ, hóa ra lại khiến con sợ hãi

Giáo sư Brummelman (Đại học Amsterdam) từng thực hiện một nghiên cứu khiến nhiều người giật mình. Khi cha mẹ nói với những đứa trẻ có lòng tự trọng thấp rằng "Con vẽ đẹp nhất lớp", trẻ không vui mà lại lo lắng nhiều hơn vì "lỡ lần sau vẽ không đẹp thì sao?".

Lời khen càng phóng đại, trẻ càng sợ thất bại. Như một quả bóng được bơm quá căng một ngày sẽ vỡ. Khen không đúng cách giống như viên kẹo ngọt có độc, ngọt nhất thời nhưng để lại hậu quả lâu dài.

Chị hàng xóm của tôi từng khen con trai: "Con là thiên tài toán học!" khi bé đạt 9 điểm. Lần thi sau, cậu bé chỉ cần gặp bài khó là bật khóc: "Mẹ ơi, có phải con không còn là thiên tài nữa không?".

Khen đúng cách giúp trẻ phát triển và "nghiện" nỗ lực

1. Biến câu "Con thật giỏi" thành "Mẹ thấy con đã…"

Các nghiên cứu cho thấy: Khen cụ thể một hành vi nào đó thay vì khen khái quát giúp trẻ tập trung hơn, ham học hỏi hơn và hành xử tích cực hơn. Điều quan trọng là lời khen phải chân thật và xuất phát từ quan sát cụ thể.

Ví dụ:

❌ "Con nhảy đẹp quá!"

✅ "Khi con xoay người, đầu gối duỗi thẳng, tiếp đất nhẹ nhàng như mèo! Chắc do con tập chăm chỉ mỗi ngày đúng không?"

Lời khen chi tiết giúp trẻ hiểu rằng: "Nỗ lực của mình đã được nhìn thấy". Điều đó có giá trị hơn trăm lần câu "Giỏi lắm".

kiểu lời khen độc hại

2. Khen nỗ lực, đừng khen tài năng

Theo thí nghiệm nổi tiếng của Carol Dweck: Hai nhóm trẻ làm bài toán. Nhóm 1 được khen "thông minh", nhóm 2 được khen "chăm chỉ". Khi gặp bài khó, nhóm "thông minh" bỏ cuộc nhanh chóng vì sợ mất đi danh hiệu. Nhóm "chăm chỉ" thì càng cố gắng vượt qua.

Lời khen về nỗ lực giúp trẻ thêm động lực. Còn khen tài năng dễ khiến trẻ sợ… thất bại, sợ mình "không còn là người đặc biệt".

Gợi ý lời khen:

"Con viết lại bài văn đến lần thứ ba, mẹ rất nể sự kiên trì của con!"

"Dù xếp hình khó thật, con vẫn thử đến 7 cách và thành công! Con có tinh thần của một nhà khoa học rồi đấy".

kiểu lời khen độc hại

3. Tôn vinh tiến bộ, không phải chỉ kết quả

Kết quả tốt đương nhiên khiến cha mẹ vui, nhưng điều đáng quý hơn là quá trình nỗ lực phía sau.

Ví dụ: Bé học đàn, thi được chứng chỉ cấp 10 rồi bỗng bỏ tập. Người mẹ thay vì nói "Con giỏi thật!", chuyển sang: "Tuần trước con đánh sai 5 nốt, hôm nay chỉ sai 2 nốt. Tay con đã nhớ bài rồi đấy!". Cậu bé lập tức quay lại ghế đàn: "Con đánh lại lần nữa nha!".

Khen sự tiến bộ, dù nhỏ, sẽ khiến trẻ tin rằng: "Mỗi bước đi đều có giá trị". Giống như leo núi, nếu chỉ nhìn đỉnh, sẽ nản. Nhưng nếu đếm được "mình đã vượt 300 bậc rồi", sẽ thêm động lực.

3 kiểu khen "độc hại" khiến trẻ dễ tổn thương

1. So sánh xã hội

"Con là thông minh nhất lớp!", "Nhờ con lớp mới vô địch!", những câu này sẽ khiến trẻ nghĩ rằng giá trị của mình chỉ đến từ việc hơn người khác.

Cách khen đúng: "Con chủ động giúp bạn làm bài, mẹ thấy con có tố chất lãnh đạo đấy!" (Khen hành vi cụ thể thay vì thứ hạng).

So sánh có thể tạo áp lực khiến trẻ chỉ cố để vượt người khác, thay vì hoàn thiện bản thân hay giúp tập thể cùng tiến bộ.

kiểu lời khen độc hại

2. Tiên đoán tương lai quá đà

"Con giỏi thế này, sau này làm bác sĩ nha!", nếu thất bại, trẻ sẽ nghi ngờ bản thân: "Mình có giỏi thật không?".

Thay vì thế, hãy nói: "Con quan sát đàn kiến cả nửa tiếng, sự tập trung của con thật đáng quý, điều đó sẽ giúp con làm tốt mọi việc!".

3. Cường điệu cảm xúc

"Bức tranh này đẹp nhất mẹ từng thấy, như tranh của Picasso ấy!", nghe qua tưởng vui, nhưng trẻ sẽ nghĩ: "Mẹ nói thật không?".

Khen thật lòng sẽ giúp trẻ tin vào chính mình hơn: "Màu xanh trên bức tranh làm mẹ nhớ đến hoàng hôn bên biển. Con nghĩ ra cách phối màu này từ đâu vậy?".

kiểu lời khen độc hại

Lời khen đúng cách là ánh sáng soi đường cho sự trưởng thành

- Không phải “Con hoàn hảo”, mà là “Mẹ thấy được nỗ lực của con”.

- Không phải “Con thiên tài”, mà là “Con thật kiên trì và cố gắng”.

- Không phải “Con giỏi hơn người khác”, mà là “Con đang giỏi hơn chính mình ngày hôm qua”.

Bạn đã từng bị tổn thương bởi lời khen nào khi còn nhỏ? Và bây giờ, bạn muốn nói gì với con của mình?

Like
Love
Haha
3
Passa a Pro
Scegli il piano più adatto a te
Leggi tutto