Đừng chủ quan khi trẻ đi nhón chân, bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu sớm của bệnh tự kỷ

Nhiều phụ huynh chủ quan khi thấy trẻ đi nhón chân. Bác sĩ cảnh báo đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tự kỷ.

1. Trẻ đi nhón chân có phải bệnh lý nguy hiểm?

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hùng - Bác sĩ chuyên khoa 1 Nhi khoa tai mũi họng, chuyên gia tâm lý điều trị bệnh lý chậm nói, tăng động giảm chú ý, trẻ đi nhón chân hay còn được nhiều người gọi là đi nhón gót tức là tình trạng trẻ nhỏ đi bằng đầu ngón chân hoặc bằng phần của gan bàn chân. Lúc này trẻ sẽ giữ thăng bằng bằng cách giữ tay vào các đồ vật xung quanh, chẳng hạn như ghế, bàn,…

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu hiện tượng này xảy ra với những trẻ nhỏ hơn 2 tuổi thì các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm bởi nó không phải là vấn đề gì bất thường. Sau 2 tuổi trở đi trẻ đi nhón chân thường là do thói quen. Nếu cha mẹ thấy trẻ vẫn tăng trưởng và phát triển bình thường, thì chứng đi nhón chân ở trẻ không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Đừng chủ quan khi trẻ đi nhón chân, bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu sớm của bệnh tự kỷ - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng - Bác sĩ chuyên khoa 1 Nhi khoa tai mũi họng, chuyên gia tâm lý điều trị bệnh lý chậm nói, tăng động giảm chú ý ở trẻ

* Khi nào trẻ đi nhón chân cần đưa đi khám?

Khi trẻ lớn tuổi hơn vẫn đi nhón gót không chỉ thể hiện ở lúc đi lại, mà còn xuất hiện thường xuyên trong những sinh hoạt hàng ngày của trẻ thì có thể do lúc này, các gân cơ ở bắp chân (cẳng chân) của trẻ đã bắt đầu bị co rút và ngắn hơn bình thường.

Kiểm tra tổng quan, nếu trẻ vừa đi nhón chân kèm với cơ bắp chân thấy căng, gân Achilles ở mắt cá chân cứng hoặc thiếu sự phối hợp cơ bắp, lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đi tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ, điều trị.

Xem chi tiết tại: https://thethaovanhoa.vn/dung-chu-quan-khi-tre-di-nhon-chan-bac-si-canh-bao-nhung-dau-hieu-som-cua-benh-tu-ky-20230116101453306.htm

Like
Love
Haha
3
Atualize para o Pro
Escolha o Plano que é melhor para você
Leia Mais