Thời điểm 'nhận biết chữ' tốt nhất của trẻ là mấy tuổi? Không phải 3 hay 4 tuổi, độ tuổi 'vàng' này mới đúng

Rất nhiều phụ huynh xung quanh tôi tỏ ra lo lắng khi nhắc đến việc con học chữ. Một hai tuổi đã cho đi học sớm, dán thẻ chữ, thậm chí đọc sách trước khi ngủ cũng ép con nhận biết vài chữ. Có những đứa trẻ còn đáng kinh ngạc hơn, 3 tuổi đã nhận biết được vài trăm chữ, cha mẹ khoe khoang trên mạng xã hội đầy tự hào.
Vậy trẻ biết chữ sớm có thực sự đồng nghĩa với thông minh, học giỏi sau này, vượt lên trước vạch xuất phát? Thực tế, trẻ biết chữ sớm chưa chắc đã có lợi thế, ngược lại có thể gặp phải một số vấn đề. Vậy rốt cuộc thời điểm nào tốt nhất để trẻ bắt đầu học chữ? Không phải 3 tuổi, cũng chẳng phải 4 tuổi, thời điểm vàng thực sự lại bị nhiều người bỏ qua.
1. Tại sao học chữ quá sớm không tốt?
Con nhà hàng xóm tôi mới hơn 2 tuổi, mẹ đã bắt đầu dán thẻ chữ khắp nhà, bật hoạt hình dạy chữ, đọc sách dạy chữ mỗi ngày. Đứa trẻ thấy chữ "xe" liền nói "ô tô", thấy chữ "cá" liền bảo "cá bơi"... Mẹ nó nhắc đến con là đầy tự hào: "Con nhà tôi giờ đã nhận biết được hơn 100 chữ rồi". Câu nói này khiến các bà mẹ khác lo lắng. Dường như con mình chưa biết chữ nào là đã thua kém. Nhưng thực ra, trẻ học chữ quá sớm chưa chắc đã tốt.
Học chữ quá sớm có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng đến tư duy và hứng thú học tập sau này của trẻ
Não bộ trẻ chưa sẵn sàng
Việc nhận biết chữ cơ bản là một năng lực tư duy trừu tượng. Trẻ 3, 4 tuổi, não bộ vẫn đang trong giai đoạn "cảm nhận", điều chúng cần nhất là chạm, chơi, nghe, nói, dùng cơ thể và ngũ quan để cảm nhận thế giới. Não bộ trẻ chưa có khả năng "trừu tượng hóa" sự vật. Bắt trẻ học chữ, nhận biết nét chữ quá sớm giống như bắt đứa trẻ vừa biết đi phải chạy marathon, không chỉ mệt mà còn dễ bị tổn thương.
Phát triển ngôn ngữ kém
Có mẹ sẽ nói: "Con tôi học chữ rất nhanh, thấy chữ 'ngựa', 'xe', 'chim' đều đọc được". Đọc được không có nghĩa là hiểu nghĩa của chữ. Trẻ chưa phát triển ngôn ngữ tốt đã học chữ sẽ ra sao? Biết chữ nhưng không biết dùng, đọc được nhưng không hiểu. Điều đó giống như vẹt học nói, nhớ được nhưng không biết nói gì.
Nghiêm trọng hơn là dẫn đến chậm phát triển "khả năng hiểu ngôn ngữ" và "khả năng biểu đạt". Bạn đã từng gặp những đứa trẻ "biết chữ rất sớm nhưng nói năng ấp úng" chưa? Đó chính là ví dụ điển hình.
Học chữ quá sớm dễ "chán học"
Nghiên cứu phát hiện, trẻ được rèn luyện nhận biết chữ quá sớm khi vào tiểu học dễ nảy sinh tâm lý "không muốn học" hơn. Tại sao? Bởi khi chưa sẵn sàng, chúng đã bị ép "ghi nhớ" kiến thức. Với trẻ, đó không phải là việc vui vẻ. Đến khi thực sự cần học lại chẳng còn hứng thú. Giống như ăn cơm vậy, bụng chưa đói đã bắt ăn no, đến bữa ăn bạn có còn muốn ăn nữa không?
2. Thời điểm "nhận biết chữ" tốt nhất là mấy tuổi?
Nhiều phụ huynh thắc mắc: Vậy rốt cuộc mấy tuổi học chữ là phù hợp? Theo nghiên cứu, thời điểm thích hợp nhất để trẻ nhận biết chữ là khoảng 5 đến 6 tuổi rưỡi.
Tại sao là 5 đến 6 tuổi rưỡi?
Trẻ 5, 6 tuổi phần lớn đã có năng lực ngôn ngữ tương đối hoàn thiện. Trẻ nói năng lưu loát, biểu đạt được ý nghĩ hoàn chỉnh, cũng hiểu được mối quan hệ nhân quả đơn giản. Quan trọng hơn, khả năng "tư duy trừu tượng" bắt đầu phát triển, trẻ có thể phân biệt cấu trúc chữ. Lúc này bắt đầu học chữ, trẻ học nhanh, cũng dễ hiểu nghĩa đằng sau chữ hơn. Trẻ không học vẹt mà "nghe hiểu, nhìn rõ, nhớ lâu".
Trẻ muốn học quan trọng hơn bị ép học
Chúng ta đều biết, hứng thú là người thầy tốt nhất. Trẻ 5-6 tuổi tự nhiên sẽ bắt đầu hứng thú với "chữ". Bởi chúng rất muốn biết: Những chữ trong sách tranh có nghĩa gì? Chữ trên biển bến xe viết gì? Tấm cảnh báo bên hồ ghi nội dung gì? Xuất phát từ sự tò mò với thế giới, bản thân chúng đã muốn học chữ.
Mỗi trẻ có nhịp độ khác nhau
Có trẻ phát triển ngôn ngữ sớm, ngồi yên được, hứng thú với chữ, có thể 5 tuổi đã từ từ nhận biết chữ. Nhưng có trẻ hiếu động, không thích ngồi xem sách. Cũng không sao, dù 6 tuổi mới bắt đầu, chỉ cần nền tảng tốt vẫn có thể theo kịp. Mỗi đứa trẻ đều có "thời điểm khai ngộ" riêng, như trồng hoa, có loài nở mùa xuân, có loài nở mùa hạ, chỉ cần đúng thời điểm, đều sẽ nở rộ.
Làm sao biết trẻ đã sẵn sàng?
Trẻ có hứng thú với chữ hay không không nhất thiết xem tuổi tác, mà cần quan sát vài tín hiệu: Bắt đầu chủ động hỏi chữ: "Chữ này đọc gì?", "Đây là chữ gì?"; Có thể ngồi yên xem sách tranh, hứng thú với cả hình lẫn chữ; Biết dùng ngôn ngữ biểu đạt suy nghĩ, như kể một việc, kể một giấc mơ; Bắt đầu bắt chước viết chữ, vẽ những ký hiệu "giống chữ".
Nếu trẻ xuất hiện những tín hiệu này, nghĩa là - chúng đã sẵn sàng, có thể bắt đầu nhận biết chữ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
3. Làm sao giúp trẻ nhận biết chữ?
Đúng thời điểm, còn phải đúng phương pháp. Nếu không dù 5, 6 tuổi, bạn ép trẻ học, trẻ sẽ học chậm, học mệt, thậm chí chán ghét chữ.
Công cụ nhận biết chữ tốt nhất không phải thẻ chữ, mà là sách tranh
Đừng coi thường sách tranh, đó chính là "sách giáo khoa ngữ văn đầu tiên" của trẻ. Chữ trong sách tranh không nhiều, hình ảnh sinh động, nội dung gần gũi. Trẻ thích nghe, nghe hiểu, lặp lại nhiều sẽ nhớ được nhiều chữ.
Biến việc nhận biết chữ thành "trò chơi"
Trẻ con vốn thích chơi, vậy chúng ta "theo sở thích". Có thể dán vài thẻ chữ trong nhà, nhưng không bắt trẻ học thuộc, mà nói: "Con tìm xem, chữ 'cửa' trốn ở đâu?" Để chúng tìm chữ như chơi trò tìm kho báu. Hoặc chơi "trò ghép đôi": hình ảnh ghép với chữ, ví dụ lấy hình "con cá", để trẻ tìm trong các thẻ chữ xem đâu là chữ "cá". Chơi vài lần như vậy, trong đầu trẻ sẽ liên kết hình ảnh cá với chữ cá, nhanh chóng nhớ được.
Lặp đi lặp lại
Đừng lo trẻ không nhớ, trí nhớ của trẻ dựa vào "học đi học lại". Nhiều mẹ sợ con "tốn thời gian", một cuốn sách đọc hai ba lần đã không kiên nhẫn. Nhưng thực ra trẻ rất thích lặp lại, lặp lại mới tăng cường trí nhớ. Đừng sợ đọc nhiều lần, chỉ sợ bản thân cha mẹ không đủ kiên nhẫn.
Không bắt lỗi, không ép buộc, thoải mái quan trọng hơn đúng sai
Trẻ mới học chữ chắc chắn sẽ nhận sai, đọc sai, lúc này cần tránh nhất là "phê bình" và "sửa sai quá gay gắt". Bạn có thể nhắc nhở với nụ cười nhẹ nhàng, cách này hiệu quả hơn nhiều so với nói thẳng "sai rồi, không phải thế". Nhận biết chữ không phải thi cử, không cần quá quan trọng "đúng sai", chủ yếu là có hứng thú không, trải nghiệm có tốt không.


