Tại sao nhiều công ty lại chọn sa thải những nhân viên chăm chỉ khi cắt giảm nhân sự? Người thông minh biết 3 điểm này

Siêng năng không đồng nghĩa với giá trị cao

Hình ảnh một nhân viên luôn đến sớm về muộn, cần mẫn làm việc, không bao giờ gây chuyện và luôn tuân theo mọi mệnh lệnh tưởng như là hình mẫu lý tưởng. Nhưng thực tế phũ phàng cho thấy, chính những người này lại thường không được trọng dụng, thậm chí dễ bị cho thôi việc khi công ty cần cắt giảm

cắt giảm nhân sự, sa thải, sa thải nhân viên chăm chỉ

Những nhân viên chăm chỉ lại thường không được trọng dụng, thậm chí dễ bị cho thôi việc khi công ty cần cắt giảm

Nguyên nhân sâu xa nằm ở chỗ: sự siêng năng đơn thuần, nếu không gắn với hiệu quả hay khả năng tạo ra giá trị cốt lõi, thì cũng chỉ là lao động giá rẻ. Trong mắt lãnh đạo, những người có thể mang về hợp đồng, kết nối khách hàng, điều phối được nguồn lực mới là người có ích cho tổ chức.

Giống như trong một hội chợ lớn, những nhân viên lắp đặt gian hàng bận rộn cả ngày nhưng không được chú ý, trong khi những người ngồi tiếp khách và ký được hợp đồng dù chỉ vài giờ lại trở thành “ngôi sao”. Do đó, lãnh đạo thường sẽ ưu tiên giữ lại những người biết làm đúng việc, thay vì làm nhiều việc.

Người làm lãnh đạo cần phẩm chất gì?

Một trong những lý do khiến nhân viên chăm chỉ không được thăng tiến là họ thiếu tầm nhìn quản lý. Họ quá an phận, thiếu quyết đoán và không dám chịu trách nhiệm. Khi lên làm quản lý, những người này thường nhường nhịn, không dám phân công hay điều phối, dẫn đến việc nhóm làm việc kém hiệu quả.

cắt giảm nhân sự, sa thải, sa thải nhân viên chăm chỉ

(Ảnh minh họa)

Trong khi đó, một người lãnh đạo giỏi là người biết cách nâng cao năng lực của đội nhóm, biết chia quyền, phối hợp nguồn lực để tối ưu hiệu suất. Một người chỉ biết cúi đầu làm việc chăm chỉ, dù có trung thành đến mấy, cũng khó mà chèo lái cả đội tiến xa.

Đừng chỉ dựa vào sức mình, hãy học cách dựa vai người giỏi

Một lý do nữa khiến người siêng năng dễ bị thay thế là họ thường chỉ biết tự làm, tự lo, thiếu khả năng phối hợp và tận dụng nguồn lực xung quanh. Trong khi đó, những người thành công thật sự đều rất giỏi kết nối và “mượn lực”. Họ biết cách tiếp cận người giỏi, biết học hỏi từ người khác, thậm chí sẵn sàng lùi bước để tiến xa hơn.

Ở môi trường công sở, biết dùng người không phải là điều xấu. Ngược lại, đó là biểu hiện của tư duy chiến lược. Người giỏi thực sự không phải là người ôm hết mọi việc, mà là người biết tận dụng hệ thống để tạo ra giá trị lớn hơn.

Like
Love
Haha
3
Mise à niveau vers Pro
Choisissez le forfait qui vous convient
Lire la suite