Mức phạt mở cửa xe không an toàn tăng gấp 36–50 lần, có thể lên tới 22.000.000 đồng, ai cũng cần cẩn trọng

Mức phạt mở cửa xe không an toàn tăng gấp 36–50 lần

Tại Điều 19 Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ 2024 quy định cụ thể: Chỉ được mở cửa xe khi xe đã dừng, đỗ; Trước khi mở cửa xe, người mở cửa phải quan sát phía trước, phía sau và bên phía mở cửa xe, khi thấy an toàn mới được mở cửa xe, ra khỏi xe; không để cửa xe mở nếu không bảo đảm an toàn.

Việc mở cửa xe hoặc để cửa xe mở mà thiếu quan sát, xâm phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, làm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn là vi phạm pháp luật và sẽ bị áp dụng các chế tài phù hợp. Tùy thuộc mức độ, tính chất của hành vi vi phạm sẽ có những các mức và hình thức xử phạt tương ứng.

mở cửa xe không an toàn, nghị định 168, luật giao thông

Mức phạt mở cửa xe không an toàn tăng gấp 36–50 lần, có thể lên tới 22 triệu đồng. (Ảnh minh họa)

Cụ thể tại Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định mức xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ôtô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ôtô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn mà gây tai nạn giao thông

Nếu hành vi gây tai nạn giao thông mà hậu quả làm thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng và tài sản theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tuỳ vào mức độ nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc giải quyết, bồi thường thiệt hại do vụ tai nạn gây ra được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Mức xử phạt này tăng khoảng từ 36-50 lần so với các mức xử phạt quy định tại Nghị định 100 trước đây.

Cách mở cửa xe an toàn

"Không mở cửa xe, để cửa xe mở, hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn" là khẩu hiệu cần được người điều khiển ô tô ghi nhớ và tuân thủ. Người lái xe cần nâng cao ý thức mở cửa xe an toàn bằng một số cách cơ bản như sau:

1. Quan sát kỹ trước khi mở cửa

Ngay từ khi chọn vị trí dừng đỗ, tài xế cần đảm bảo xe được đỗ gọn gàng, không lấn chiếm lòng đường và tuân thủ Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Lưu ý không dừng đỗ tại những khu vực có biển báo cấm, ngã tư, cầu, hầm đường bộ hoặc các vị trí không được phép dừng đỗ. Đồng thời khi dừng, đỗ xe cần bật xi-nhan để cảnh báo cho các phương tiện phía sau.

Trước khi mở cửa, người ngồi trong xe phải quan sát kỹ phía trước và phía sau bằng mắt thường và gương chiếu hậu, đặc biệt là phía bên tay lái. Khi thấy đảm bảo an toàn và không có phương tiện nào đang tới gần mới tiến hành mở cửa xe và bước xuống.

mở cửa xe không an toàn, nghị định 168, luật giao thông

Cần quan sát an toàn trước khi mở cửa xe. (Ảnh minh họa)

2. Mở cửa bằng tay xa cửa hơn, mở chậm rãi không "bung" rộng hết cỡ

Một cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn khi mở cửa ô tô là áp dụng phương pháp mở cửa bằng tay xa cửa hơn (còn gọi là phương pháp sử dụng tay nghịch). Cụ thể xe ô tô của người Việt sử dụng được trang bị vô lăng ở bên trái, vì vậy khi mở cửa xe chúng ta sẽ sử dụng tay phải chứ không nên dùng tay trái.

Thao tác mở cửa xe đúng cách là tay ở gần cửa xe giữ nắm cửa, tay ở xa mở khóa, dùng tay trái để mở cửa bên phải và sử dụng tay phải để mở cửa bên trái. Cách làm này buộc người trong xe phải xoay người lại, qua đó giúp tầm quan sát phía sau dễ dàng hơn trước khi mở cửa.

Việc sử dụng tay nghịch còn giúp hạn chế mở cửa quá rộng như khi dùng tay gần cửa, giảm nguy cơ gây va chạm. Người trong xe cần mở cửa chậm rãi, quan sát liên tục và chỉ mở hoàn toàn khi đã bước ra ngoài an toàn.

Cần chú ý, nên mở dần cửa cùng lúc đi ra khỏi xe, chứ không nên mở toang cửa để ra cho dễ. Sau khi ra khỏi xe thì nhanh chóng đi tới vị trí an toàn, tránh việc đứng lại một chỗ gây cản trở giao thông.

3. Kích hoạt khoá trẻ em

Một trong những điểm tài xế cũng cần lưu ý là nên kích hoạt khóa trẻ em khi trên xe có trẻ nhỏ để ngăn các bé hiếu động tự ý mở cửa sau, đặc biệt là phía bên lái, tránh nguy hiểm khi có phương tiện đi tới từ phía sau.

Vị trí chốt khóa trẻ em nằm ở nút thao tác ngay cửa tay ra vào ghế lái hoặc trên thành dọc cánh cửa phía sau, thường được ký hiệu bằng hình trẻ nhỏ. Tùy loại xe, tài xế có thể dùng tay gạt lẫy hoặc dùng chìa khóa để khoá chốt.

Khi lên xe và chuẩn bị di chuyển, luôn đảm bảo cửa ô tô được khóa chặt khi đang di chuyển trên đường, tránh trường hợp cửa bật ra bất ngờ. Nhiều trường hợp xe lăn bánh nhưng cửa vẫn đóng chưa hết, điều này gây mất an toàn giao thông không may vấp phải một trướng ngại vật hoặc phanh gấp cũng có thể khiến cửa bị bung ra, người lái xe cần lưu ý quan sát xem cửa đã đóng hết chưa trước khi nhấn ga lăn bánh.

Like
Love
Haha
3
Upgrade to Pro
Choose the Plan That's Right for You
Read More