Tài xế xe buýt dừng xe không sát theo lề đường năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?

Tài xế xe buýt dừng xe không sát theo lề đường năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?

Căn cứ vào điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định “mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;

đ) Dừng xe không sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, vỉa hè quá 0,25 mét; dừng xe trên đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe (trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe) hoặc rời vị trí lái khi dừng xe nhưng không sử dụng phanh đỗ xe (hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác); dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 4, điểm c khoản 7 Điều này.

Như vậy, việc tài xế xe buýt dừng xe không sát theo lề đường năm 2025 có thể bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

 xe buýt dừng xe không sát theo lề đường , lỗi dừng đỗ xe sai quy định, nghị định 168

Việc xe buýt dừng không sát lề đường là vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và có thể bị xử phạt theo quy định hiện hành. (Ảnh minh họa)

Tài xế xe buýt cần có giấy phép lái xe hạng nào?

Căn cứ vào khoản 8 Điều 56 Luật Đường bộ 2024 quy định về hoạt động vận tải đường bộ:

Hoạt động vận tải đường bộ

8. Kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) để vận tải hành khách, có xác định điểm đầu, điểm cuối, các điểm dừng xe để đón, trả khách với lịch trình, hành trình xác định; bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh, tuyến xe buýt liên tỉnh, cụ thể như sau:

a) Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Như vậy, xe buýt dùng trong kinh doanh vận tải hành khách công cộng là loại xe từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe).

Căn cứ vào điểm h và điểm i khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về giấy phép lái xe:

Giấy phép lái xe

1. Giấy phép lái xe bao gồm các hạng sau đây:

g) Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C

h) Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1;

i) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2;

Như vậy, tài xế xe buýt từ trên 08 chỗ đến 16 chỗ (không kể chỗ của tài xế) cần giấy phép lái xe hạng D1.

Tài xế xe buýt từ trên 16 chỗ đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) cần giấy phép lái xe hạng D2.

Tài xế xe buýt từ trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) cần giấy phép lái xe hạng D.

Độ tuổi để tài xế xe buýt thi giấy phép lái xe hạng D1, D2 và D?

Căn cứ vào Điều 59 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ:

Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ:

1. Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;

d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;

đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

Như vậy, độ tuổi để tài xế xe buýt thi giấy phép lái xe hạng D là đủ 27 tuổi trở lên.

Độ tuổi để tài xế xe buýt thi giấy phép lái xe hạng D1, D2 là đủ 24 tuổi trở lên.

Like
Love
Haha
3
Upgrade auf Pro
Wähle den für dich passenden Plan aus
Mehr lesen