Dấu hiệu phát hiện bệnh sớm trước khi quá muộn

Mới đây, hình ảnh của một cô gái 33 tuổi không may mắc căn bệnh ung thư xương hàm quái ác đã thu hút sự chú ý của nhiều cư dân mạng.

Ngày 30 tháng 6 năm 2025, báo Đời sống Pháp luật đăng tải thông tin với tiêu đề "Hình ảnh cô gái mắc ung thư xương hàm, bữa ăn hàng ngày là "cháo xay loãng ăn bằng xi lanh" gây xót xa: Dấu hiệu phát hiện bệnh sớm trước khi quá muộn". Nội dung như sau:

Mới đây, hình ảnh của một cô gái 33 tuổi không may mắc căn bệnh ung thư xương hàm quái ác đã thu hút sự chú ý của nhiều cư dân mạng. "Vua vitamin C" trong thế giới rau củ: Hé lộ cái tên bất ngờ với hàm lượng gấp 4 lần cam Té từ mái nhà nạn nhân gãy hàng loạt xương thoát chết thần kỳ 4 điều cần tránh làm sau 5 giờ chiều để giảm nguy cơ đột quỵ: Đáng tiếc người trẻ vẫn hay mắc phải 3 điều

Theo đó, hình ảnh cô gái nằm trên giường bệnh với khuôn hàm méo mó, phải dùng chiếc xi lanh to, hút từng chút một cháo xay loãng để đưa vào miệng đã được cư dân mạng đặc biệt quan tâm, thương cảm. Kèm theo đó là dòng chia sẻ được cho là của cô gái với nội dung: "Đây là bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân K xương hàm, là cháo xay loãng và ăn bằng xi lanh. Mình không còn khả năng nhai, mình thèm, rất thèm được trở về cuộc sống của những ngày chưa bệnh tật. Bệnh K thật sự quá tàn ác với 1 cô gái 33 tuổi với nhiều ước mơ và là mẹ đơn thân có 1 em bé 5 tuổi...".

 

 

 

Vậy bệnh ung thư xương hàm là gì? Và độ nguy hiểm của nó ra sao?

Thực tế, ung thư xương hàm là một loại ung thư ác tính phát sinh từ mô xương hoặc mô lân cận trong vùng hàm (xương hàm trên hoặc hàm dưới). Đây là bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Có hai dạng chính của ung thư xương hàm:

- Ung thư nguyên phát xương hàm là ung thư bắt nguồn trực tiếp từ mô xương của hàm. Ví dụ: Sarcoma xương (Osteosarcoma) hoặc Sarcoma sụn (Chondrosarcoma). Thường xảy ra ở người trẻ tuổi hơn.

- Ung thư thứ phát (di căn đến xương hàm) là ung thư từ nơi khác di căn tới xương hàm, như từ vú, phổi, tuyến tiền liệt. Gặp ở người lớn tuổi nhiều hơn.

Triệu chứng thường gặp của ung thư xương hàm bao gồm:

- Đau hoặc tê ở vùng hàm, mặt hoặc cổ.

- Sưng vùng hàm hoặc có khối u rõ rệt.

- Răng lung lay không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu không có bệnh nha chu.

- Khó há miệng, cử động hàm bị giới hạn.

- Lở loét trong miệng kéo dài không lành.

- Mất cảm giác ở vùng môi, má hoặc cằm.

- Biến dạng khuôn mặt (ở giai đoạn muộn).

Theo Cleverland Clinic, bạn có thể có nguy cơ mắc ung thư xương hàm cao hơn dựa trên:

- Độ tuổi: Những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ mắc ung thư hàm cao nhất. 

- Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao hơn. 

- Sử dụng thuốc lá: Sử dụng thuốc lá là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư hàm. Thuốc lá chứa hơn 60 loại hóa chất có khả năng gây độc có thể dẫn đến ung thư. Tiếp xúc với khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ của bạn. 

- Sử dụng rượu: Uống quá nhiều rượu là yếu tố nguy cơ chính gây ung thư đầu và cổ. Sử dụng thuốc lá và uống quá nhiều rượu cùng nhau khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp 30 lần. Đây là lý do tại sao việc bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu là điều cần thiết nếu bạn bỏ thuốc lá. 

- Nhiễm HPV: Các chủng virus gây ung thư ở người (HPV), đặc biệt là HPV-16, làm tăng nguy cơ của bạn. Ung thư miệng liên quan đến HPV đang gia tăng. 

- Nhai trầu: Trầu cau có chứa các chất gây ung thư.

- Tiền sử gia đình mắc ung thư miệng: Có họ hàng cấp độ một (như cha mẹ, con cái hoặc anh chị em ruột) mắc ung thư miệng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.  

Để chẩn đoán ung thư xương hàm, người bệnh cần thực hiện chụp X-quang, CT, MRI giúp xác định tổn thương ở xương hàm. Sinh thiết mô để xác nhận tế bào ung thư. Xét nghiệm máu và PET scan để đánh giá mức độ lan rộng (di căn).

Để điều trị ung thư xương hàm, bệnh nhân cần phẫu thuật cắt bỏ khối u, đây là phương pháp chính nếu còn khả năng phẫu thuật. Xạ trị hoặc hóa trị bổ sung sau phẫu thuật hoặc dùng khi không thể mổ. Tái tạo hàm mặt sau điều trị có thể cần ghép xương hoặc phục hình để phục hồi chức năng.

Lưu ý, một số bệnh lành tính như u xương, nang răng, viêm xương… cũng có thể gây triệu chứng tương tự, nên không nên chủ quan nếu có dấu hiệu kéo dài. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách giúp cải thiện tiên lượng rất nhiều.

Trước đó, ngày 5 tháng 6 năm 2025, Lao động đã đăng tải một thông tin với tiêu đề "Hồi sinh xương hàm cho bệnh nhân ung thư nhờ công nghệ in 3D". Nội dung như sau:

Hồi sinh xương hàm cho bệnh nhân ung thư nhờ công nghệ in 3D
Phẫu thuật ung thư xương hàm cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bà H.T.H (56 tuổi, Đồng Nai) là một trong những bệnh nhân vừa được phẫu thuật thành công nhờ công nghệ này. Trước đó, bà thường xuyên bị đau nhức vùng xương hàm dưới, kèm theo biểu hiện sưng ngày càng to. Sau khi đến khám tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, bà được chẩn đoán mắc ung thư xương hàm, may mắn là khối u chưa di căn.

Các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u kết hợp tái tạo xương hàm bằng kỹ thuật in 3D. “Sau một tuần phẫu thuật, tôi đã có thể nói nhẹ trở lại. Phần xương hàm tái tạo khớp khá tốt, cảm giác hồi phục nhanh và rõ rệt”, bà H chia sẻ.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Anh Khôi - Trưởng khoa Ngoại đầu cổ - hàm mặt, Bệnh viện Ung bướu TPHCM, quy trình điều trị bắt đầu bằng việc chụp CT scan để xác định chính xác vị trí và mức độ tổn thương của khối u. Dựa trên dữ liệu hình ảnh, bác sĩ trích xuất cấu trúc xương hàm dưới của bệnh nhân, từ đó thiết kế mô hình phục hồi phù hợp, đảm bảo sự cân đối và hài hòa trên gương mặt người bệnh.

Sau đó, nhóm bác sĩ tiến hành thiết kế và chế tạo nẹp ba chiều bằng hợp kim chuyên dụng thường là titan hoặc nhôm đảm bảo phù hợp hoàn toàn với hình dạng xương của từng bệnh nhân. Đây là bước mang tính cá thể hóa cao, vì mỗi nẹp chỉ dùng riêng cho một người. Tiếp theo, các bác sĩ định hình phần xương ghép sao cho khớp hoàn toàn với nẹp 3D đã tạo, sau đó cố định toàn bộ cấu trúc này vào phần xương hàm còn lại và nối mạch máu để nuôi sống vùng xương mới.

Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật 3D là độ chính xác cao, giúp phục hồi chức năng nhai, nói và thẩm mỹ khuôn mặt gần như nguyên vẹn. Nhờ tái tạo theo hình ảnh riêng biệt của từng người, phương pháp này không chỉ phù hợp về giải phẫu mà còn tối ưu yếu tố thẩm mỹ, giúp người bệnh lấy lại sự tự tin sau điều trị.

“Ứng dụng công nghệ in 3D trong tái tạo xương hàm là bước tiến lớn của y học hiện đại, hướng đến điều trị cá thể hóa. Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi đội ngũ phẫu thuật viên có tay nghề cao, phối hợp nhuần nhuyễn giữa các chuyên ngành như ung bướu, tạo hình và vi phẫu”, đại diện Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết.

Đây là tín hiệu đáng mừng cho nhiều bệnh nhân ung thư xương hàm chưa di căn xa. Nhờ công nghệ 3D, không chỉ sự sống được kéo dài mà chất lượng sống cũng được nâng cao rõ rệt.

Like
Love
Haha
3
Upgrade auf Pro
Wähle den für dich passenden Plan aus
Mehr lesen