Mã vùng điện thoại cố định các tỉnh thành sau sáp nhập thay đổi như thế nào?

Theo hướng dẫn mới được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, việc quy hoạch lại mã vùng điện thoại cố định mặt đất nhằm đồng bộ hóa với việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Nghị quyết 202/2025/QH15.

Cụ thể, mã vùng điện thoại cố định của 11 tỉnh, thành phố sẽ không thay đổi, bao gồm: Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Quảng Ninh và Sơn La. Tại các địa phương này, mọi quy định về định tuyến, cách quay số và tính cước phí cuộc gọi vẫn được giữ nguyên như hiện hành.

mã vùng điện thoại cố định, sáp nhập

Điểm đáng chú ý nhất là tại 23 tỉnh, thành phố mới được sắp xếp lại sau sáp nhập, người dân sẽ tạm thời sử dụng song song hai mã vùng cũ để đảm bảo kết nối liên lạc không bị gián đoạn trong giai đoạn chuyển tiếp.

mã vùng điện thoại cố định, sáp nhập

mã vùng điện thoại cố định, sáp nhập

Mã vùng các tỉnh, thành phố trước sắp xếp và dự kiến sau sắp xếp

Trong thời gian này, người dân cần lưu ý về cách quay số và cước phí như sau:

Nếu gọi cho thuê bao trong cùng một mã vùng: Chỉ cần quay trực tiếp số điện thoại.

Nếu gọi cho thuê bao thuộc mã vùng khác (dù trong cùng một tỉnh đã sáp nhập): Bắt buộc phải quay theo cú pháp: Mã vùng + Số thuê bao.

Về cước phí, các cuộc gọi giữa hai mã vùng khác nhau trong cùng một tỉnh mới vẫn được tính là cước nội hạt. Trường hợp gọi đến các tỉnh, thành phố khác, cước liên tỉnh vẫn được áp dụng như bình thường.

Dự kiến trong thời gian tới, sau khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc, mỗi tỉnh sẽ thống nhất sử dụng một mã vùng chung duy nhất. Mã vùng được ưu tiên lựa chọn sẽ là mã vùng gắn liền với tên của đơn vị hành chính mới.

Like
Love
Haha
3
Nâng cấp lên Pro
Chọn gói phù hợp với bạn
Đọc Thêm