Trong hôn nhân, ai sợ ly hôn hơn? Câu trả lời từ những người từng trải khiến nhiều người giật mình

Khi bước vào hôn nhân, ai cũng mong vợ chồng đồng lòng, yêu thương đến đầu bạc răng long. Có những cặp vợ chồng cùng nhau nương tựa, bao dung lẫn nhau, tình cảm ngày càng sâu đậm. Nhưng cũng có những cặp đôi dần xa cách, nhìn nhau chán ghét, tình nghĩa hao mòn đến mức gần như chẳng còn.

Thế nhưng, không phải ai cũng dám lựa chọn ly hôn hoặc đồng ý ly hôn khi tình cảm đổ vỡ để bắt đầu cuộc sống mới. Kinh nghiệm từ những người từng trải cho thấy: Điều này không liên quan đến giới tính, trong hôn nhân, thực chất có 4 kiểu người sau đây sẽ sợ ly hôn hơn cả.

1. Người ít cống hiến trong hôn nhân

Hôn nhân là một cuộc tu hành, đòi hỏi hai người cùng nhau trưởng thành và vun đắp. Hôn nhân không phải là chuyện tình cảm lãng mạn như những đôi tình nhân, mà là sự hy sinh không ngừng của vợ chồng. Bên ngoài phải gây dựng sự nghiệp, đảm bảo thu nhập ổn định, trong nhà phải chăm lo việc gia đình, giữ cho mọi thứ ngăn nắp.

Đồng thời, trên phải hiếu thảo với cha mẹ, dưới phải nuôi dạy con cái, còn phải lo toan những mối quan hệ xã giao giữa người thân, bạn bè. Những quyết định lớn, giải quyết khó khăn, xử lý việc vặt... đều không thể tránh khỏi hao tâm tổn sức.

Nếu trong hôn nhân, luôn có một bên hy sinh nhiều hơn, còn bên kia thường hưởng thụ thành quả, không lo toan gì. Thì bên ít cống hiến hơn, sâu trong lòng hiểu rõ năng lực bản thân có hạn, đóng góp không đủ. Khi ly hôn chắc chắn sẽ phải đối mặt với áp lực từ góc độ đạo đức, lo sợ bị chỉ trích là người chịu trách nhiệm cho sự đổ vỡ hôn nhân.

Hơn nữa, xuất phát từ góc độ thực tế, đã quen với việc được đối phương chăm lo chu toàn, cũng sợ sau ly hôn phải một mình gánh vác trách nhiệm, khiến cuộc sống trở nên khó khăn. Bởi lẽ, đằng sau những lợi ích đạt được là sự đòi hỏi dưới danh nghĩa hôn nhân; cuộc sống thoải mái dễ chịu cần có người gánh vác khó khăn. Nỗi sợ này, không chỉ là sợ mất đi người bạn đời đã hy sinh hết mình, mà còn sợ bản thân rơi vào hoàn cảnh tồi tệ hơn hiện tại.

hôn nhân, ly hôn, kết hôn

Người ít công hiến trong hôn nhân sẽ rất sợ ly hôn (Ảnh minh họa)

2. Người phụ thuộc kinh tế

Trong thế giới của người trưởng thành, tiền bạc không phải là vạn năng, nhưng không có tiền thì vạn bất năng. Chỉ khi có đủ tiền, chúng ta mới có thể sống yên ổn, vượt qua sóng gió, không lo không nghĩ. Nếu túi rỗng, không một xu dính túi, dù có tự do cũng như bị giam cầm. Vì vậy, trong hôn nhân, những người phụ thuộc nhiều vào kinh tế, thà cam chịu nhẫn nhục còn hơn ly hôn.

Rõ ràng, sau ly hôn khó tránh khỏi việc thu nhập giảm sút, mức sống đi xuống, thậm chí không thể tự trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là những người sau khi kết hôn nghỉ việc ở nhà làm nội trợ toàn thời gian, bận rộn sinh con đẻ cái, quán xuyến việc nhà. Thời gian dài không đi làm, sau ly hôn quay trở lại công sở, phần lớn sẽ gặp khó khăn do kỹ năng lỗi thời và bất lợi về tuổi tác. Nói cách khác, đối với những người thu nhập ít ỏi, phải phụ thuộc vào người khác, trong cuộc chiến ly hôn, thường sẽ trở thành kẻ thua thiệt nhất.

3. Người đặt nhiều tình cảm

Rất nhiều lúc, tình cảm không có lý lẽ nào để giải thích, nó có thể thấm sâu vào tim gan, ăn vào máu thịt. Khi bàn đến chuyện ly hôn, dù cãi vã, lạnh nhạt đến mức tình cảm đã cạn kiệt, vẫn không dám buông tay. Lý do nằm ở chỗ, bên đặt nhiều tình cảm hơn, càng trân trọng duyên phận vợ chồng.

Những kỷ niệm hàng ngày bên nhau, những lúc khó khăn không rời bỏ, tất cả đều hiện rõ trước mắt, trong lòng khó lòng cắt đứt sự gắn bó, hỗ trợ và thấu hiểu của đối phương.

Mà ly hôn đồng nghĩa với việc cắt đứt sợi dây tình cảm này, chỉ cần nghĩ đến cảm giác cô đơn và trống trải sau khi chia tay, họ sẽ thấy bất an. Hơn nữa, người đặt nhiều tình cảm thường kỳ vọng rất cao vào hôn nhân. Ly hôn chẳng khác nào làm vỡ mộng, sụp đổ niềm tin, khiến người ta khó lòng chấp nhận. Huống chi, trong thực tế, ai yêu sâu đậm hơn, người đó sẽ hy sinh nhiều hơn. Một khi ly hôn, mọi thời gian, công sức và tình cảm đều "đổ sông đổ biển", từ đó trong lòng sinh ra nỗi sợ hãi, chống đối.

hôn nhân, ly hôn, kết hôn

4. Người lo lắng cho con cái

Ly hôn không chỉ là chuyện riêng của hai vợ chồng, mà là việc lớn liên quan đến cả gia đình. Đặc biệt là con cái, chúng không làm gì sai, nhưng thường là nạn nhân chịu thiệt thòi nhất. Vì vậy, những người lo lắng cho con cái nhiều hơn, sợ ảnh hưởng tiêu cực đến con, sẽ cố gắng duy trì hôn nhân.

Nếu con cái còn nhỏ, sau khi cha mẹ ly hôn, việc tranh giành quyền nuôi con, những lời đàm tiếu bên ngoài là điều khó tránh khỏi. Nếu sắp xếp không ổn thỏa, đối mặt với khủng hoảng gia đình, chắc chắn sẽ khiến việc học hành của con cái sa sút, tính tình thay đổi khác xưa.

Hơn nữa, con cái lớn lên trong gia đình không trọn vẹn, khả năng cảm nhận hạnh phúc cũng sẽ giảm sút. Không chỉ vậy, việc nuôi dạy con cái trong gia đình đơn thân áp lực lớn, nguồn lực ít ỏi, sự phát triển của con chắc chắn bị hạn chế. Nếu con cái đã trưởng thành, cuộc hôn nhân không hạnh phúc của cha mẹ cũng thường khiến con có cái nhìn tiêu cực về hôn nhân. Nếu ly hôn không êm đẹp, danh tiếng gia đình bị ảnh hưởng, con cái trong thị trường hôn nhân càng khó khăn gấp bội. Dù con cái đã kết hôn sinh con, là con cái, ai nỡ lòng nào nhìn cha mẹ chia lìa. Vì con cái, cha mẹ thường có xu hướng duy trì hôn nhân, để giảm thiểu tổn thương về mặt thực tế và tinh thần cho con.

Hôn nhân không phải trò đùa, thực tế không thể sơ suất, trân trọng sự ổn định hiện tại, biết cân nhắc lợi hại, mới là cách sống tỉnh táo nhất.

Like
Love
Haha
3
Upgrade to Pro
Choose the Plan That's Right for You
Read More